Lên đỉnh Phú Sĩ
3776m, là độ cao của đỉnh núi Phú Sĩ (trong tiếng Nhật là Fujisan), đỉnh núi cao nhất của Nhật Bản, quanh năm tuyết phủ trắng xóa. Mỗi năm có 2 tháng đỉnh núi gần như không còn tuyết phủ, đó là 2 tháng mùa hè, tháng 7 và tháng 8. Đây cũng là thời điểm mà người leo núi khắp nơi được dịp thể hiện ước mơ chinh phục độ cao của mình.

Núi Phú Sĩ vào cuối mùa đông, nhìn từ thành phố Fuji
Có nhiều đường, nhiều cách để lên núi. Hầu như từ ga xe điện của các địa phương quanh núi như Fuji, Fujinomiya, Mishima, Gotemba, ta có thể mua vé xe buýt lên đến tầng 5 của núi. Còn nếu khởi hành từ Tokyo ta có thể đi xe buýt tốc hành đến thẳng tầng 5, độ cao 2400m. Ngoài ra tùy theo năm người ta có thể cho lái xe đến tầng 2, rồi gửi xe lại và đi xe buýt lên tầng 5, cách này sẽ giúp tiết kiệm thêm ít chi phí. Nghĩa là từ tầng 2 trở lên, vào mùa leo núi gần như chỉ có xe buýt và 1 loại xe khác nữa, có lẽ không ai ngờ đến, là xe đạp. Rất nhiều cua-rơ đã sử dụng đoạn đường này leo đến tầng 5 để luyện tập.
Từ tầng 5 nhìn xuống, sẽ chỉ thấy mây mù che phủ, nhìn lên thì ngoài đất đá bazan cũng chỉ có mây mù. Tất cả có 9 tầng và đỉnh núi, trong đó có đến 2 tầng 7.
Tầng 5 _ 2400m

Nhìn xuống mây bao phủ

Nhìn lên cũng bao phủ mây mù

Bảng hướng dẫn chi tiết độ cao và thời gian trung bình lên - xuống núi

Bãi xe tầng 5 nhìn từ trên

Từng đoàn người hăng hái chinh phục độ cao

Tầng 6_ Hải Vân Trang

Một em bé được mẹ buộc dây và dắt theo. Dù rất mệt nhưng em vẫn làm dáng để chụp ảnh.

Người lên kẻ xuống, lúc này là gần 9giờ sáng. Những người đang đi xuống là những người đã ngủ đêm trên đỉnh núi, ngắm bình minh, và giờ thì xuống núi về.

Nghỉ mệt, nhìn lại chặng đường đã qua, ở độ cao này nhìn ra xung quanh mới thấy con người thật vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên

Từng đoàn người nối nhau leo núi

Tầng 7 mới_ Ngự Lai Quang Sơn Trang

Đường lên khúc khuỷu cheo leo


Tầng 7 cũ _ Sơn Khẩu Sơn Trang

Nếu mệt thì nghỉ bên lề

Một chiếc xe bánh xích để tiếp tế cho các hàng quán trên núi, giá những chai nước trong tủ tự động cũng cao dần theo độ cao của núi.

Tầng 8 – rộng rãi nhất và có nhiều người dừng chân nhất trước khi vào chặng cuối. Với nhiều người thì đây đã là chặng cuối, nghỉ ngơi xong họ sẽ quay xuống khi lượng sức mình không thể tiếp tục.

Rời khỏi tầng 8, dấn thân vào chặng cuối cùng chuẩn bị về đích

Wa, nhiều tiền xu quá

Cố lên, còn 90 phút nữa thôi là ta lên tới đỉnh

Tầng 9 – có cái tên như trong truyện Kim Dung, Vạn Niên Tuyết Sơn Trang, độ cao 3460m so với mặt biển

Qua cổng này là thấy bảng ghi Goal phía cao cao - về đích

Cổng đền Thần đạo trên đỉnh núi. Trên đỉnh còn có bưu điện, bán bưu thiếp (giới hạn) và quà lưu niệm. Ngoài ra còn có cả một quán mì.

Một người bạn bên cây cột ghi rằng : Đây là đỉnh núi cao nhất nước Nhật!

Tàn tích trên miệng núi lửa


Người ta phải chống nhà bằng đá và những cây cột như thế này đây, để nhà không bị sập dưới sức nặng của tuyết trên mái.


Đây là nơi cao nhất, ở đây có cả kính viễn vọng để ngắm … mây, vì ở đó mà nhìn ra xung quanh thì chỉ có mây và mây mà thôi. Một đôi vợ chồng già, hơn 70 tuổi, leo từ phía Mishima sang. Thấy mấy người nước ngoài ồn ào, hai vợ chông cũng tâm sự, có thể đây là lần leo núi sau cùng., và kể rằng mỗi năm hai vợ chồng đều leo lên đến đỉnh núi này.

6 giờ chiều, xuống núi, để lại hoàng hôn phía sau lưng.

Ghi từ Hương Thảo blog
3776m, là độ cao của đỉnh núi Phú Sĩ (trong tiếng Nhật là Fujisan), đỉnh núi cao nhất của Nhật Bản, quanh năm tuyết phủ trắng xóa. Mỗi năm có 2 tháng đỉnh núi gần như không còn tuyết phủ, đó là 2 tháng mùa hè, tháng 7 và tháng 8. Đây cũng là thời điểm mà người leo núi khắp nơi được dịp thể hiện ước mơ chinh phục độ cao của mình.

Núi Phú Sĩ vào cuối mùa đông, nhìn từ thành phố Fuji
Có nhiều đường, nhiều cách để lên núi. Hầu như từ ga xe điện của các địa phương quanh núi như Fuji, Fujinomiya, Mishima, Gotemba, ta có thể mua vé xe buýt lên đến tầng 5 của núi. Còn nếu khởi hành từ Tokyo ta có thể đi xe buýt tốc hành đến thẳng tầng 5, độ cao 2400m. Ngoài ra tùy theo năm người ta có thể cho lái xe đến tầng 2, rồi gửi xe lại và đi xe buýt lên tầng 5, cách này sẽ giúp tiết kiệm thêm ít chi phí. Nghĩa là từ tầng 2 trở lên, vào mùa leo núi gần như chỉ có xe buýt và 1 loại xe khác nữa, có lẽ không ai ngờ đến, là xe đạp. Rất nhiều cua-rơ đã sử dụng đoạn đường này leo đến tầng 5 để luyện tập.
Từ tầng 5 nhìn xuống, sẽ chỉ thấy mây mù che phủ, nhìn lên thì ngoài đất đá bazan cũng chỉ có mây mù. Tất cả có 9 tầng và đỉnh núi, trong đó có đến 2 tầng 7.
Tầng 5 _ 2400m

Nhìn xuống mây bao phủ

Nhìn lên cũng bao phủ mây mù

Bảng hướng dẫn chi tiết độ cao và thời gian trung bình lên - xuống núi

Bãi xe tầng 5 nhìn từ trên

Từng đoàn người hăng hái chinh phục độ cao

Tầng 6_ Hải Vân Trang

Một em bé được mẹ buộc dây và dắt theo. Dù rất mệt nhưng em vẫn làm dáng để chụp ảnh.

Người lên kẻ xuống, lúc này là gần 9giờ sáng. Những người đang đi xuống là những người đã ngủ đêm trên đỉnh núi, ngắm bình minh, và giờ thì xuống núi về.

Nghỉ mệt, nhìn lại chặng đường đã qua, ở độ cao này nhìn ra xung quanh mới thấy con người thật vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên

Từng đoàn người nối nhau leo núi

Tầng 7 mới_ Ngự Lai Quang Sơn Trang

Đường lên khúc khuỷu cheo leo


Tầng 7 cũ _ Sơn Khẩu Sơn Trang

Nếu mệt thì nghỉ bên lề

Một chiếc xe bánh xích để tiếp tế cho các hàng quán trên núi, giá những chai nước trong tủ tự động cũng cao dần theo độ cao của núi.

Tầng 8 – rộng rãi nhất và có nhiều người dừng chân nhất trước khi vào chặng cuối. Với nhiều người thì đây đã là chặng cuối, nghỉ ngơi xong họ sẽ quay xuống khi lượng sức mình không thể tiếp tục.

Rời khỏi tầng 8, dấn thân vào chặng cuối cùng chuẩn bị về đích

Wa, nhiều tiền xu quá

Cố lên, còn 90 phút nữa thôi là ta lên tới đỉnh

Tầng 9 – có cái tên như trong truyện Kim Dung, Vạn Niên Tuyết Sơn Trang, độ cao 3460m so với mặt biển

Qua cổng này là thấy bảng ghi Goal phía cao cao - về đích

Cổng đền Thần đạo trên đỉnh núi. Trên đỉnh còn có bưu điện, bán bưu thiếp (giới hạn) và quà lưu niệm. Ngoài ra còn có cả một quán mì.

Một người bạn bên cây cột ghi rằng : Đây là đỉnh núi cao nhất nước Nhật!

Tàn tích trên miệng núi lửa


Người ta phải chống nhà bằng đá và những cây cột như thế này đây, để nhà không bị sập dưới sức nặng của tuyết trên mái.


Đây là nơi cao nhất, ở đây có cả kính viễn vọng để ngắm … mây, vì ở đó mà nhìn ra xung quanh thì chỉ có mây và mây mà thôi. Một đôi vợ chồng già, hơn 70 tuổi, leo từ phía Mishima sang. Thấy mấy người nước ngoài ồn ào, hai vợ chông cũng tâm sự, có thể đây là lần leo núi sau cùng., và kể rằng mỗi năm hai vợ chồng đều leo lên đến đỉnh núi này.

6 giờ chiều, xuống núi, để lại hoàng hôn phía sau lưng.

Ghi từ Hương Thảo blog